Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

ĐỊNH HƯỚNG VỀ NGHỀ NUÔI CHIM BỒ CÂU


Chào bà con! Chào bà con và các bạn!
Lời đầu tiên Đoàn Vũ tôi xin gởi đến bà con và các bạn lời chúc sức khỏe và an khang thịnh vượng.
Thưa bà con! Đã bao năm làm nghề chăn nuôi bồ câu và đã cung ứng ra thị trường rất nhiều chim giống và ra ràng cho nhiều tỉnh. Thời gian đó, trang trại chúng tôi cũng đã trải qua nhiều nổi khó khăn trong quá trình giúp đỡ cho bà con kỹ thuật nuôi và kinh nghiệp thực tiễn trong nghề nuôi chim bồ câu. Những khó khăn đó, Đoàn Vũ tôi cũng rút ra được phần nào bài học quý báu trong việc định hướng ban đầu và truyền đạt kinh nghiệp thực tế cho bà con trong quá trình chuẩn bị nuôi và khi nuôi.
Phần lớn tâm lý bà con khi đã quyết định nuôi chim bồ câu là tiến hành làm càng nhanh càng tốt, cho nên những gì diễn ra là hết sức vội vã và điều đó đã dẫn đến việc bà con có nhiều điểm sai sót trong quá trình xây dựng mô hình trang trại và đáng chú ý hơn là bà con chưa nắm thật vững những kỹ thuật cơ bản cũng như những kinh nghiệp thực tế mà trang trại đã tư vấn cho bạn.
Vì vậy, Đoàn Vũ tôi xin được phép định hướng cho bà con những bước đi như sau, nhằm tránh bớt phần nào những rủi ro có thể mắc phải trong quá trình định hướng kinh doanh ngay từ ban đầu:
1. Trước khi bà con xác định kinh doanh nghề nuôi chim bồ câu, trước tiên bà con bỏ chút ít thời gian quý báu của mình đi thăm quan những cơ sở, trang trại nuôi chim bồ câu mà bà con đã có địa chỉ (càng nhiều càng tốt). Để chi? Để bà con có cái nhìn tổng thể và khách quan về mô hình chăn nuôi chim bồ câu, cách thiết kế trang trại như thế nào, giống chim ra sao. Bằng cách thăm quan nhiều trang trại thì bà con mới có sự so sánh được cái tốt nhất, hoàn thiện nhất và tin tưởng nhất. Khi đó bà con mới chọn ra mô hình trang trại theo ý muốn và đặt giống nơi mà bà con cảm thấy tốt nhất. (Hầu như bà con chỉ gọi điện thoại, và biết được thông tin qua lời nói của chủ trang trại, rồi đặt giống, như thế không tốt tí nào). Và bà con cứ áp dụng đúng theo lời của ông bà ta để lại: “TRĂM NGHE KHÔNG BẰNG MỘT THẤY”
2.  Về mặt kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim bồ câu. Khi mua chim ở một cơ sở nào đó mà bà con đã chọn thì bà con nên tận dụng ưu thế của mình là khách hàng và bà con được quyền hỏi thăm cụ thể về kinh nghiệm thực tế trong quá trình chăm sóc chim bồ câu, kinh nghiệm thực tế mới là cái cốt lõi để giúp bà con tránh được những thiệt hại trong giai đoạn đầu chăn nuôi và nhanh chóng ổn định. (vì hiện tại chưa có tổ chức, ban nghành nào đi sâu vào nghiên cứu đặc tính, đặc thù  của chim bồ câu khi nó được đưa vào mô hình nuôi nhốt. Thế nên, cái kinh nghiệm thực tế có được là người chăn nuôi đã trãi qua một thời gian dài đúc kết và điều đó được xem như là lợi thế kinh doanh.)
3. Tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Trước khi bắt tay vào dự án chăn nuôi chim bồ câu. Bà con và các bạn cần phải khảo sát trước thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra đối với thị trường nơi mà Bà con và các bạn đang sinh sống. Điều đó sẽ giúp bà con và các bạn định hướng được vi mô trang trại của mình trong hiện tại và tương lai.
CHÚC BÀ CON VÀ CÁC BẠN GẶT HÁI ĐƯỢC NHIỀU THÀNH CÔNG
                                    TRONG CUỘC SỐNG.